Bóng đá Việt Nam chiều 23/4: HLV Thái Lan từng khóc khi để thua trước ĐT Việt Nam; ĐT Việt Nam đứng trước áp lực lớn nếu lọt vào vòng sau của VL World Cup 2022; Bóng đá nữ Việt Nam sẽ được FIFA quan tâm giữa mùa dịch COVID-19.
HLV Thái Lan từng khóc khi để thua trước ĐT Việt Nam
Chia sẻ về kỷ niệm buồn nhất trong sự nghiệp ‘quần đùi áo số’ của mình, HLV Thái Lan ông Worrawoot Srimaka cho biết thất bại trước đội tuyển Việt Nam ở Tiger Cup 1998 là kỷ niệm buồn nhất đối với cá nhân ông.
Vị này chia sẻ trên báo SMM Sports: “Trận đấu buồn nhất đối với tôi là trận thua tuyển Việt Nam ở bán kết Tiger Cup 1998. Tôi đã khóc sau trận đấu đó, chúng tôi thua với kqbd trực tuyến 0-3″.
ĐT Việt Nam đứng trước áp lực lớn nếu lọt vào vòng sau của VL World Cup 2022
ĐT Việt Nam hiện dẫn đầu bảng G vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á trước khi các giải đấu bị hoãn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nếu giành vé vào vòng loại 3, thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ gặp áp lực lớn với thể thức thi đấu mới mà FIFA đề xuất.
Theo đó, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đang cân nhắc việc cắt giảm một nửa số trận của vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, trở thành thể thức thi đấu vòng tròn một lượt trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Đón xem lịch thi đấu VL World Cup 2022 và lịch bóng đá ngoại hạng anh để không bỏ lỡ các trận đấu yêu thích nhé.
Bóng đá nữ Việt Nam sẽ được FIFA quan tâm giữa mùa dịch COVID-19
Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) khẳng định khoản đầu tư trị giá 1 tỉ USD cho bóng đá nữ vẫn được thực hiện như cam kết bất chấp tác động tài chính của đại dịch COVID-19, trong đó có Việt Nam.
“Chúng tôi có thể xác nhận rằng khoản tài trợ đã được FIFA cam kết sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 hiện tại. Khoản tài trợ này sẽ được đầu tư vào một loạt các lĩnh vực trong bóng đá nữ như các giải đấu, nâng cao năng lực, chương trình phát triển, quản trị và lãnh đạo, chuyên nghiệp hóa và các chương trình kỹ thuật”, một phát ngôn viên của FIFA nói với tờ Guardian.
Theo FIFPro, sân chơi dành cho bóng đá nữ trên thế giới vốn không nhiều. Các cầu thủ không nhận lương cao như đồng nghiệp nam. Quy mô đầu tư, tài trợ cũng không cao. Do đó, đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến bóng đá nữ nhiều hơn so với bóng đá nam.