Penalty là gì? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ penalty trong bóng đá nhằm giúp bạn hiểu hơn về các tình huống và cách đá penalty qua bài viết sau tại chuyên mục góc bên lề.
1. Penalty là gì?
Penalty hay còn được gọi là phạt đền, là một từ mà nhắc đến sẽ có động tác chỉ tay vào chấm phạt đền 11m tính từ khung thành của trọng tài. Đây chính là cú sút bóng chỉ có một cầu thủ của đội được hưởng phạt đền và thủ môn phòng ngự tham gia.
Đa số những quả penalty đều sẽ biến thành bàn thắng, ngay cả khi đối diện với một thủ môn có đẳng cấp quốc tế. Và penalty có thể mang tính chất quyết định, đặc biệt là về thời gian cuối trận đấu và tỉ số thấp.
Đá trượt một quả penalty thường ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý của cầu thủ vì bỏ lỡ cơ hội ghi bàn một cách dễ dàng.
2. Tình huống đá phạt đền
Trọng tài sẽ thổi phạt đền khi cầu thủ của đội phòng ngự phạm lỗi với cầu thủ của đội tấn công hoặc là để bóng chạm tay trong vòng cấm. Cần lưu ý vị trí này là vị trí lỗi xảy ra chứ không phải vị trí quả bóng dừng lại.
Tình huống phạt đền cũng có thể xảy ra trong 2 tình huống đặc biệt khác: lỗi được thực hiện ngoài vòng cấm nhưng trọng tài lại nhận định sai lầm, hoặc trong vòng cấm nhưng cầu thủ tấn công đánh lừa được trọng tài là có lỗi xảy ra trong khi sự thật lại không có. Mặc dù đó không phải là tinh thần hay là nguyên tắc của bóng đá nhưng quyết định của trọng tài đưa ra đã theo luật bóng đá và kết quả sẽ không thể bị thay đổi về sau. Nhiều cầu thủ đã lợi dụng điều này đã cố gắng tìm đủ mọi cách đánh lừa người cầm còi và vì vậy gây ra nhiều tranh cãi trong trận đấu.
Trọng tài sẽ ra hiệu đá phạt đền bằng là cách thổi còi và chỉ tay vào dấu chấm phạt đền và đặt bóng vào chấm phạt đền.
Mời bạn xem thêm tỉ lệ cược cập nhật online nhanh và chính xác nhất. Liên tục cập nhật các tỷ lệ kèo Ma Cao, châu Á, châu Âu, O/U,…
3. Cách đá penalty
Khi thực hiện đá penalty, cầu thủ có thể thực hiện theo cách thông thường hoặc là phối hợp với đồng đội.
3.1. Cách đá penalty thông thường
Quả bóng sẽ được đặt tại điểm cách khung thành 11m, điểm này cách đều 2 cột dọc. Tất cả cầu thủ (trừ thủ môn và cầu thủ đá phạt của đội đối diện) sẽ phải đứng cách chấm phạt đền tối thiểu 9,15m. Cầu thủ thực hiện có thể là mọi cầu thủ trong đội bóng được hưởng quả phạt chứ không chỉ riêng mỗi cầu thủ bị phạm lỗi và phải được trọng tài xác nhận. Thủ môn phải giữ vị trí giữa 2 cọc khung thành trên vạch vôi, quay mặt vào trái bóng cho đến khi trái bóng được đá và chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang. Theo Luật Bóng đá hiện nay, nếu như thủ môn di chuyển về phía trước trước khi bóng được đá, cú đá sẽ được thực hiện lại nếu bàn thắng chưa được ghi.
Một quả phạt đền sẽ được thực hiện sau tiếng còi của trọng tài và sẽ được tính thành bàn thắng khi quả bóng lăn qua vạch vôi trước khung thành. Bóng nhập cuộc khi được đá và di chuyển, tại thời điểm này, các cầu thủ khác có thể nhập vòng cấm và tiếp tục chơi như bình thường.
Hầu hết các trường hợp đá penalty, sau khi thực hiện cú đá phạt thì bàn thắng đã được ghi, bóng đã đi được hết đường biên ngang hoặc thủ môn đã khống chế được bóng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bóng được thủ môn đẩy ra hoặc bật xà ngang, cột dọc; các cầu thủ khác có thể tham gia vào để ghi bàn thắng nhưng nếu điều này xảy ra, bàn thắng tiếp theo nếu có sẽ không được tính là đá phạt đền, mặc dù có thể được ghi từ quả bóng bị bật ra.
3.2. Đá penalty phối hợp
Ngoài cách thực hiện đá penalty thông thường thì hai cầu thủ cũng có thể phối hợp nhằm thực hiện đá phạt đền, theo đó cầu thủ thứ nhất thay vì đá thẳng vào khung thành chỉ đẩy nhẹ bóng về phía trước và cầu thủ thứ 2 để có thể chạy vào đá tiếp để ghi bàn. Giống các cầu thủ khác, cầu thủ thứ 2 vẫn phải đứng cách khung thành là 9,15m. Chiến thuật này phụ thuộc vào yếu tố ngạc nhiên để cầu thủ thứ 2 có thể đá được bóng trước các cầu thủ của đội phòng ngự.
3.3 Lỗi đá phạt đền
Trong quá trình thực hiện quả đá phạt đền, nếu như cầu thủ hai đội vi phạm một trong những lỗi dưới đây sẽ bị tính là vi phạm lỗi đá phạt đền:
Lỗi của đội phòng ngự, trước khi quả đá được thực hiện, nếu như bàn thắng được ghi, bàn thắng được công nhận, nếu không, đá lại.
Lỗi của đội thực hiện đá phạt đền, nếu bàn thắng được ghi, đá lại, nếu không đội tấn công thì sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm phạm lỗi.
Cả hai cùng có lỗi, đá lại.
Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền chạm bóng lần hai khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng (kể cả khi bóng nảy ra từ cọc/xà và không chạm thủ môn) thì sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm có lỗi (Theo luật số 8 trong Luật Bóng đá)
Trọng tài có thể phạt thẻ vàng đối với các cầu thủ vi phạm luật đá phạt đền như là cố tình xâm nhập vòng cấm nhiều lần. Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết các vi phạm đá phạt đền không bị phạt thẻ.
Mời bạn xem thêm lịch thi đấu bóng đá hôm nay cập nhật online trên bongda.wap.vn nhanh và cực kỳ chính xác
Trên đây là toàn bộ tất cả các thông tin để giải đáp cho câu hỏi penalty là gì? Hy vọng những thông tin này sẽ là nguồn tin bổ ích để bạn nắm rõ hơn khi thưởng thức các trận cầu hấp dẫn.